UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TÂN DÂN
Tên cơ quan: Đảng uỷ - HĐND – UBND xã Tân Dân
Địa chỉ: Thôn Tân Lập, xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 02033.690.594 – 02033.697.258
Email: ubndtandan.hb@quangninh.gov.vn

TRỤ SỞ HĐND, UBDN XÃ TÂN DÂN
I. BỘ MÁY TỔ CHỨC
- Các đồng chí lãnh đạo

|
Đ/c: Phạm Văn Sáu
Chức vụ: Bí thư Đảng ủy xã Tân Dân
Trình độ chuyên môn: Đại học
Lý luận chính trị: Trung cấp
Điện thoại: 0946664387
Email:
|

|
Đ/c: Bàn Sinh Lâm
Chức vụ: Phó bí thư thường trực Đảng uỷ;
Chủ tịch Công đoàn cơ sở xã Tân Dân
Trình độ chuyển môn: Đại học Nông Lâm
Trình độ LLCT: Trung cấp
Số điện thoại: 0988486956
Email:
|

|
Đ/c: Linh Du Hồng
Chức vụ: Phó bí thư Đảng uỷ;
Chủ tịch UBND xã Tân Dân
Trình độ chuyển môn: Đại học Luật
Trình độ LLCT: Trung cấp
Số điện thoại: 0985.351.007
Email:
|

|
Đ/c: Triệu Đức Minh
Chức vụ: Chủ tịch HĐND xã Tân Dân
Trình độ chuyển môn: Đang học Đại học luật
Trình độ LLCT: Trung cấp
Số điện thoại: 0977.245.451
Email:
|

|
Đ/c: Triệu Đức Liên
Chức vụ: Phó Chủ tịch HĐND xã Tân Dân
Trình độ chuyển môn: Đại học Nông Lâm
Trình độ LLCT: Trung cấp
Số điện thoại: 0977.226.469
Email:
|

|
Đ/c: Bàn Sinh Tề
Chức vụ: Phó Chủ tịch UBND xã Tân Dân
Trình độ chuyển môn: Đại học Hành chính
Trình độ LLCT: Trung cấp
Số điện thoại: 0978.274.809
Email:
|
II. THÔNG TIN CHUNG
1. Đặc điểm tình hình:
Ngày 22 tháng 3 năm 1946 UBND xã Tân Dân được thành lập được gọi là xã Ngọc Kệ, tại Ao Lươn (thuộc xã Đồng Lâm hiện nay), và bộ máy chính quyền UBND xã Tân Dân chính thức đi vào hoạt động tại trụ sở xã Tân Dân.
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Tân Dân là một xã miền núi, nằm ở phía Tây Bắc cách trung tâm huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh khoảng 27 km. Tổng diện tích đất tự nhiên 7.572,96ha. Xã được chia thành 08 thôn, mỗi thôn đều có hệ thống chính trị xã hội: Dân số, xã có 588 hộ, 2.478 khẩu, dân tộc Dao chiếm 92%, còn lại 8 % là các dân tộc khác.

3. Di tích lịch sử - văn hoá.
Di tích lịch sử của xã Tân Dân có 01 di tích là Miếu Kênh Trạo, năm 2014 Miếu được nâng cấp, sửa chữa lại.
Miếu Kênh Trạo đã có từ rất lâu đời. Trước đây được lập ra do đồng bào dân tộc Kinh ở xã Kênh Trạo, tổng Trí Xuyên, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên thờ cúng. Tương truyền rằng Miếu rất thiêng được nhân dân tôn thờ. Mỗi khi đến thắp hương, cúng lế, nhân dân còn đánh 12 hồi chuông, niệm 12 câu thần trú thì chiếc chảo 12 quai từ đáy Lựng (sông) dưới Miếu nổi lên trong đó có cả chậu thau, nồi niêu, xoong chảo, bát đũa, cốc chén… để nhân dân làm lễ cúng miếu. Khi xong lễ tất cả lại cho vào chảo đưa xuống Lựng (sông). Nhờ ơn trời đất đã cho nhân dân được lập thờ ngôi miếu nên hàng năm nhân dân trong xã làm ăn mưa thuận gió hòa cả vùng phát đạt, mỗi khi đến cúng lễ Miếu nước vo gạo tại suối làm cho dòng nước đục đến tận Sông Đồn lối qua Bằng Cả hiện nay.